Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

MỘT SỐ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH CẤP VISA DU HỌC MỸ 2014

 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM sẽ vận hành một hệ thống xét cấp thị thực (visa) mới, giúp cho người đăng ký visa không di dân và diện K1 (fiancé) được thuận lợi trong việc xếp lịch phỏng vấn, truy vấn thông tin về thủ tục đăng ký visa du học Mỹ…

Việc thay đổi chính sách cấp Visa du học Mỹ áp dụng từ ngày 22/02/2014: Thông tin trên trang web của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho biết, để xin visa không di dân sau ngày 22-2, công dân Việt Nam cần làm những việc sau đây:
- Vào trang web www.ustraveldocs.com in ra một giấy nộp tiền ngân hàng có những thông tin chi tiết về cá nhân; sau đó đem giấy báo này đến một chi nhánh Ngân hàng HSBC hoặc một điểm giao dịch của Bưu chính Việt Nam để nộp lệ phí visa (trước nay nộp trực tiếp ở chi nhánh ngân hàng Citibank).

Một số thay đổi chính sách cấp Visa du học Mỹ 2014
Một số thay đổi chính sách cấp Visa du học Mỹ 2014

- Điền vào bản khai DS-160 (bản khai đăng ký visa không di dân) trên mạng.
- Đăng ký xếp lịch phỏng vấn du học Mỹ trực tuyến trên trang www.ustraveldocs.com hoặc gọi điện thoại đến trung tâm hỗ trợ (Call Center) thuộc Đại sứ quán 19006444.
- Đăng ký địa chỉ nhận lại hộ chiếu và visa. Nếu hồ sơ đăng ký visa được chấp nhận, hộ chiếu và visa sẽ được giao tới tận nhà mà không phải trả thêm chi phí. Một thay đổi quan trọng khác là Hoa Kỳ sẽ đưa vào vận hành các trung tâm hỗ trợ qua điện thoại để giúp người đăng ký visa xếp lịch phỏng vấn cũng như cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký visa.
Call Center hoạt động từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối giờ địa phương từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Ở Việt Nam, Call Center có các nhân viên nói tiếng Việt và tiếng Anh, còn tại Hoa Kỳ có nhân viên nói tiếng Anh. Những người đã nộp lệ phí visa nhưng chưa phỏng vấn dù đã hay chưa xếp lịch hẹn, những người thuộc diện miễn lệ phí visa… thì không bị ảnh hưởng bởi hệ thống xét cấp visa mới này và cần xem trang web của Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ để biết thêm chi tiết.

Ngoài ra, Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ vẫn tiếp tục việc gia hạn visa cho những công dân Việt Nam đã có visa; những người cần gia hạn visa du học Mỹ và đáp ứng tiêu chuẩn thì chỉ cần nộp hồ sơ qua đường bưu điện mà không cần phỏng vấn. Tại TPHCM, Tổng lãnh sự quán tiếp tục nhận hồ sơ gia hạn visa qua thùng thư trước cửa Tổng lãnh sự quán cho đến hết tháng 3-2014; từ ngày 1-4-2014 sẽ chỉ nhận hồ sơ qua đường bưu điện.

Những thay đổi này là một phần trong nỗ lực toàn cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm hợp lý hóa thủ tục xét cấp visa và cung cấp dịch vụ tốt hơn”, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM cho biết.

Thị thực không di dân (nonimmigrant visa) dành cho những người đi du lịch, học tập, tiếp thị, dự hội nghị v.v…; còn thị thực K1 (fiancé/e) dành cho những người sang Mỹ theo vị hôn thê/vị hôn phu (đã đính hôn nhưng chưa kết hôn) là công dân Mỹ.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

ĐIỂM QUA MỘT SỐ TÍNH CÁCH ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI MỸ

HOPECO - Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.


Điểm qua một số tính cách đặc trưng của người Mỹ

Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh.

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

GIỚI TRẺ MỸ NGHĨ GÌ VỀ TƯƠNG LAI

HOPECO-Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, một quốc gia có nền kinh tế năng động và phát triển như Mỹ vẫn không khỏi những hệ luỵ. Nhưng nhóm lao động trẻ ở đây luôn tin rằng “giấc mơ Mỹ” vẫn tiếp diễn và tình trạng suy thoái sẽ được kìm lại.

Giới trẻ Mỹ nghĩ gì về tương lai 

Giấc mơ Mỹ
“Hiện nhu cầu về giáo viên ngành giáo dục đặc biệt khá cao… Tôi không quá lo về việc làm và tính an toàn công việc”, Bischof, 24 tuổi, từ Anderson (bang Ohio) nói.

Cô khẳng định mình sẽ sống ổn ít nhất như cha mẹ mình, bất chấp nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái tồi tệ nhất từ nhiều thập niên nay.
Sự lạc quan của cô, cũng như nhiều sinh viên khác trong các cuộc phỏng vấn, đã phản ánh thực tế rằng nhiều công dân Mỹ trẻ tuổi ngày nay “hậu sinh khả úy” so với thế hệ trước.

Các chính trị gia Mỹ liên tục nhắc tới “Giấc mơ Mỹ”, định nghĩa hay nhất cho ý nghĩ thế hệ sau sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ đi trước. Khủng hoảng kinh tế hiện tại đang diễn ra đầy khắc nghiệt nhưng chưa làm mất đi tính lạc quan vốn có trong giới trẻ.

“Tôi nghĩ mình sẽ có nhiều cơ hội hơn cha mẹ… Cơ hội do công nghệ tạo ra”, Theron Bowman, 20 tuổi, sẽ tốt nghiệp Đại học Southern Methodist (SMU) ở Dallas với tấm bằng kinh tế mùa xuân này, nói.

Vững tin

Giới trẻ Mỹ nghĩ gì về tương lai

Các sinh viên khác của trường SMU cũng đặt hy vọng cao vào tương lai. Jordan Jenkins, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai khoa công trình, đồng ý rằng công nghệ mở ra nhiều cơ hội hơn so với thời cha mẹ anh. Anh có kế hoạch thử sức trong thiết kế video game, lĩnh vực mà anh tin sẽ còn phát triển.

Theo một số sinh viên Mỹ, viễn cảnh thật u ám nhưng tình trạng đó sẽ không kéo dài. Emily Stegich, 20 tuổi, đang học chuyên ngành kinh tế nói: “Tôi sẽ ở lại trường chừng nào có thể”. Nhưng cô hy vọng mọi thứ sẽ tăng tốc trong ít năm tới khi cô bước chân vào thị trường việc làm.

Trong khi đó, một số nhà phân tích lại không mấy lạc quan. Julia Isaacs thuộc nhóm chuyên gia cố vấn Brookings Institution bày tỏ lo lắng về hai nguy cơ dài hạn cho phát triển kinh tế.
“Một là mất cân bằng tài chính trong chính quyền liên bang do chúng ta dự định chi tiêu nhiều hơn tăng thêm thu nhập. Gánh nặng nợ nần chúng ta để lại cho thế hệ sau thật đáng báo động. Điều nữa là tình trạng ấm lên toàn cầu và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế tương lai”, Isaacs nói.

Giới trẻ ngày nay có những mong mỏi cao hơn cha mẹ họ. Trong khi vào thập niên 1960 phần lớn khao khát một ngôi nhà, xe hơi, truyền hình, thì tầng lớp trung lưu ngày nay có nhu cầu tối thiểu là hai xe hơi, máy tính cá nhân, điện thoại di động và nhiều hàng tiêu dùng khác.

Ở Phoenix, Yesenia Fuentes 16 tuổi chẳng hề ảo tưởng về tương lai. Cô con gái của cặp vợ chồng nhập cư người Mexico này đang cố gắng hoàn thành khoá học, trong khi vẫn duy trì công việc 40 giờ/tuần tại một nhà hàng thức ăn nhanh để hỗ trợ gia đình, những người dựa vào cô như lao động chính duy nhất. Ngôi nhà của họ đã bị tịch thu thế nợ.
“Cha mẹ chúng tôi nói, bố mẹ không muốn các con trải qua những gì bố mẹ từng nếm trải, đó là lý do tại sao bố mẹ tới đây. Các con có cuộc sống, lựa chọn và nhiều cơ hội tốt hơn”, Yesenia kể lại.

“Trở lại thời ấy có thể dễ thở hơn, mọi thứ rẻ hơn, có nhiều vấn đề, không tệ hại như bây giờ, mọi người mất việc làm, nhà cửa bị tịch thu thế nợ… Cha mẹ tôi muốn quay về Mexico, nhưng tôi muốn ở lại đây và tới trường”, cô quả quyết.
Cô sẽ là thành viên đầu tiên trong gia đình học xong phổ thông trung học, bước quyết định để theo đuổi giấc mơ Mỹ.

Theo Reuters

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

GIỚI TRẺ MỸ SẴN SÀNG LAO ĐỘNG CHÂN TAY

 Hannah, 25 tuổi, đến từ bang Maryland, Mỹ, thành viên mới của nhóm tư vấn đặc biệt Hội Nhập, báo Tiền Phong, cho rằng nhiều bạn trẻ ở quốc gia giàu có nhất thế giới này sẵn sàng lao động chân tay; trong khi điều này ít thấy ở giới trẻ Việt Nam.

Giới trẻ Mỹ sẵn sàng lao động chân tay

Chào Hannah, được biết bạn đang làm cho Nhà xuất bản Thế giới, chắc bạn sang Việt Nam đã lâu và nói tiếng Việt rất tốt?
Mình tới Việt Nam để học tiếng Việt theo chương trình của tổ chức phi chính phủ Mennonite Central Committee (Mỹ), trong hoạt động giao lưu văn hóa với giới trẻ Việt Nam.
Mình đã có 100 giờ học tiếng Việt trong trung tâm tiếng Việt dành cho người nước ngoài của ĐH Hà Nội.

Bạn đi làm bằng gì, bạn thấy giao thông ở Việt Nam thế nào?
Mình đi làm bằng xe đạp, nhà mình ở cách nơi làm việc khoảng 15km. Nên mình thường phải dậy sớm, đi mất 40 phút.
Giao thông ở Việt Nam hơi lạ, mới đầu đến Việt Nam mình rất ngạc nhiên vì sao xe gắn máy nhiều thế và người đi bộ có vẻ khó khăn khi sang đường. Mình cũng không dám sang đường một mình, nhưng giờ quen rồi.
Mình có thể đạp xe về, và thường về sớm hơn hoặc muộn hơn giờ tan tầm để tránh tắc đường.

Hannah đã từng đón Tết cổ truyền ở Việt Nam, bạn có ấn tượng gì?
Mình vừa đón Tết tại Việt Nam. Tết Việt Nam thật đông vui và ấm cúng. Mình rất thích người Việt khi gặp nhau, chúc nhau những câu như: Chúc em năm mới nhiều tài nhiều lộc, năm mới tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt, chúc mừng năm mới, chúc năm nay được bằng năm bằng mười năm ngoái…

Xem phim mình thấy các bạn ở Mỹ đi làm từ rất sớm, có bạn 16 tuổi đã kiếm được tiền mua xe hơi. Không biết thực tế ra sao?
Các bạn trẻ ở Mỹ sống rất độc lập và tự tin. Khi 14-15 tuổi các bạn bắt đầu đi xin việc làm, có thể phục vụ trong các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, hay làm nhân viên siêu thị, nhân viên giao hàng…
Từ 14 tuổi các bạn bắt đầu học sống độc lập. Đến 18 tuổi phần lớn các bạn không thích ăn cơm của bố mẹ, muốn sống độc lập thực sự, muốn tự lập.
Các bạn tự kiếm tiền sau đó tự mua ô tô, tự chi phí tiền học ĐH. Nhưng cũng có người không biết tích lũy, rất lãng phí.

Các bạn trẻ ở Mỹ rất tích cực tham gia hoạt động xã hội. Đây có phải là việc mà hầu hết các bạn trẻ ở Mỹ đều rất hào hứng không?
Các bạn nước mình chủ động tìm đến hoạt động xã hội để tham gia theo sở thích. Có thể các bạn tham gia câu lạc bộ thể thao, hội họa, khiêu vũ hay tình nguyện vì trẻ khuyết tật…
Trong hồ sơ vào ĐH tại Mỹ, các trường đều yêu cầu học sinh chia sẻ về sở thích, năng khiếu và những hoạt động xã hội đã từng tham gia.

Giới trẻ Mỹ sẵn sàng lao động chân tay

Tham gia hoạt động xã hội càng nhiều, các bạn càng có lợi không chỉ là kinh nghiệm sống mà còn có thể có ưu điểm trong hồ sơ xét duyệt vào ĐH.

Trong tìm kiếm việc làm thêm, Hannah có thấy sự khác biệt nào giữa sinh viên (SV) Việt Nam và SV Mỹ (về cách thức, sự lựa chọn)?
Khác rất nhiều. Đặc biệt, mình thấy SV Mỹ sẵn sàng đi làm lao động chân tay như giúp việc, dọn nhà, phục vụ hàng ăn, rửa bát…để có thể kiếm được 4-8 USD/giờ (tùy địa phương). Nhưng mình ít thấy điều này ở SV Việt Nam. Có thể do thời gian mình tiếp xúc và tìm hiểu SV Việt Nam còn ít nên có nhận định thế.
Ở Mỹ các bạn sẵn sàng đi làm giúp việc trông trẻ em. Còn ở Việt Nam mình thấy có vẻ các bạn hơi khắt khe khi lựa chọn việc.

Hannah có học được gì từ các bạn trẻ Việt Nam?
Có chứ. Các bạn rất tôn trọng người già. Ở Mỹ, một số bạn hơi bất lịch sự với người già. Có lẽ bố mẹ họ không dạy cho họ phải tôn trọng người già.

Phương châm đặc biệt của người Mỹ trong dạy con là gì?
Người Mỹ có phương châm bố mẹ nên ít tặng quà cho con, mà hãy dạy con cái tự kiếm tiền, tự sống độc lập.
Cảm ơn Hannah.


Hải Yến
Thực hiện

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

CÁCH THỨC GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI MỸ

HOPECO - Mõi quốc gia sẽ có một thói quen riêng trong giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu văn hoá của người Mỹ.

Cách thức giao tiếp của người Mỹ

Thói quen bắt tay của người Mỹ là dùng cả bàn tay và chặt, chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Hành động bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông và phụ nữ hoặc phụ nữ và phụ nữ chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.

Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.

Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không qúa gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người Châu á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.

Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên.
-Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý.
-Gật đầu có nghĩa là đồng ý.
-Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên.
-Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn.
-Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ.
Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

TOP NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ KÝ TÚC XÁ HOÀNH TRÁNG NHẤT

HOPECO – Khi đi du học bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về chỗ ở như: ký túc xá, homestay, ở nhà người thân, share phòng với bạn khác. Và ký túc xá cũng là một lựa chọn phổ biến của nhiều bạn bởi lí do vừa tiết kiệm vừa an toàn. Cùng HOPECO điểm danh qua những trường có KTX không chỉ có chất lượng tốt mà còn an toàn nữa nhé!

Du học Mỹ - Top những trường đại học có ký túc xá hoành tráng nhất

1.Đại học North Allabama
Trường tọa lạc tại thành phố Florence vùng Đông Nam nước Mỹ, nơi đây được đánh giá là an toàn nhất nước Mỹ theo báo cáo của FBI. Trường cũng được tờ U.S.News & World Report trong sách “America’s Best Colleges” bình chọn là trường “Best Buy in Higher Education” với những ưu điểm nổi bật về chi phí thấp, chất lượng cao cùng với cơ sở vật chất và dịch vụ tương đối hoàn hảo.

Đại học North Alabama có trang bị cơ sở vật chất, dịch vụ rất tốt như ký túc xá, phòng máy tính, thư viện hiện đại, sân bong, phòng tập thể hình nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên, ngoài ra trường còn có các hoạt động ngoại khoá phong phú như thể thao, bơi thuyền, diễu hành, bóng đá…

Đặc biệt, KTX của trường là nơi tuyệt vời cho sinh viên, KTX được trang bị hệ thống máy điều hòa vào màu hè, máy sưởi vào mùa đông và được kết nối hệ thống cáp điện thoại, video, số liệu. Tất cả đều được kiểm soát an ninh chặt chẽ. Sinh viên có thể đi bộ đến lớp, đến phòng thí nghiệm và các trung tâm thể thao bởi vì KTX nằm ngay trong khuôn viên của trường. Trường còn trang bị hệ thống máy tính hiện đại khắp KTX , tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của sinh viên.

2.Đại học Havard
Sinh viên theo học trường này không cần phải lo lắng về chỗ ở. Sinh viên năm thứ nhất được bố trí ở trong 17 dãy phòng KTX loại nhỏ. Sau 3 năm, sinh viên sẽ tham gia rút tham để được ở trong 12 dãy KTX loại lớn. KTX có phòng hai người cho đến phòng có giường hai tầng tùy theo từng loại. Từng ký túc xá đều tự hình thành một "hệ thống sinh thái", đầy đủ từ nhà ăn đến thư viện, thậm chí cả phòng chiếu phim và bể bơi - Cabot là ký túc xá đầu tiên được rất nhiều sinh viên chọn ở, bởi vì ở đó có phòng vi tính, phòng luyện tập, buồng làm ảnh và phòng nhảy.

3.Đại học Dartmouth
Năm 2006, The Princeton Review xếp Dartmouth ở vị trí thứ ba trên tiêu chí "Chất lượng cuộc sống", và thứ sáu trên tiêu chí "Sinh viên hạnh phúc nhất".

Khác với các khu ký túc xá rải rác hay những cư hiệu được tổ chức tại nhiều trường đại học, Dartmouth có chín cộng đồng ngụ cư phân bố đều trong khuôn viên trường. Các khu ký túc xá được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau, cổ đến hiện đại, nhưng đều thống nhất theo lối kiến trúc Georgia. Phòng ở của sinh viên gồm từ phòng đơn tới phòng bốn người và căn hộ. Từ năm 2006, nhà trường đảm bảo chỗ ở cho các sinh viên trong suốt năm thứ nhất và thứ hai tại trường. Hơn 3.000 sinh viên chọn sống trong khu ký túc xá của trường. Các bữa ăn trong trường sở được phục vụ bởi Dartmouth Dining Services, cơ quan vận hành mười một cơ sở ăn uống quanh khuôn viên trường. Bốn trong số chúng đặt tại trung tâm của khuôn viên trường ở Nhà Ăn Thayer.

4.Đại học Columbia
Là một viện đại học tư thục lâu đời nhất tại khu vực Morningside Heights, quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Đại học này đảm bảo những sinh viên theo học có chỗ ở trong suốt 4 năm.
Những ưu điểm của KTX trường đại học Columbia:
- Có hệ thống an ninh và kiểm soát ra vào KTX điều khiển bằng máy vi tính.
- Có quầy ăn tự phục vụ được quản lý chuyên nghiệp bởi Dịch vụ Thức ăn Sodexho nổi tiếng.
- Giáo viên phụ đạo miễn phí cho sinh viên vào buổi tối
- Giới nghiêm ban đêm và quản lý bằng thẻ phòng
- Có bảo mẫu trong khu lưu xá

5.Học viện công nghệ Massachusetts (MIT)
KTX của trường rộng 195.000 foot vuông với hơn 350 phòng, 1 nhà hát 125 chỗ ngồi, một quán café buổi tối và một khu nhà ăn mặt phố. Các hành lang và nội thất vô cùng rộng rãi và thoáng đãng, tòa nhà có rất nhiều cửa sổ tạo không gian mở. mỗi phòng ở đây có 9 cửa sổ cùng với bức tường sâu 18 inch cho phép ánh nắng có thể làm ấm phòng vào mùa đông và tạo nên bóng râm làm mát suốt mùa hè.

6.Cao đẳng Fisher
Là một trong những trường cao đẳng lâu đời và nổi tiếng ở Boston. Trường nằm ngay giữa một trong những thành phố đẹp nhất nước Mỹ với tất cả sự pha trộn của văn hóa, lịch sử và những điều thú vị. KTX của trường rất an toàn và an ninh với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng giặt đồ và phòng sinh hoạt chung. Từ chỗ ở của trường chỉ mất vài phút để đi bộ đến các địa điểm nổi tiếng như: Government Center, Freedom Trail và Sông Charles, khoảng 10 phút di chuyển bằng phương tiện công cộng để đến Quảng trường Harvard, MIT, Chợ Quincy và Công viên Fenway.

7.Đại học Pennsylvania
Trường đại học Pennsylvania là 1 trong 8 trường đại học thuộc nhóm “Ivy League”, tọa lạc tại thành phố Philadelphia – thành phố được mệnh danh là 1 trong 15 thành phố lớn nhất nước Mỹ. Trường nằm trong top 100 trường đại học danh tiếng nhất thế giới và đứng thứ 5/248 trường đại học quốc gia (xếp hạng năm 2010).

Tại Pennsylvania có nhiều loại nhà ở cho sinh viên của trường. Sinh viên ở trong ký túc xá rất thuận lợi cho việc đi lại và ăn uống, họ có thể chọn lựa các món ăn đa dạng ở nhà ăn trong campus hoặc mua thực phẩm ở nhà hàng ngay quanh khu vực campus. Ở Penn có xe buýt đưa đón miễn phí từ ký túc xá của sinh viên đến các siêu thị địa phương nhiều lần trong tuần và còn có nhiều cửa hàng tạp hóa ở xung quanh bán các mặt hàng thực phẩm rất đa dạng.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều những trường đại học tiên tiến khác với cơ sở vật chất về ký túc xá có thể đảm bảo cho sinh viên một cuộc sống, sinh hoạt ổn định và sự thuận lợi về nhiều mặt trong học tập hay giao tiếp. Ở ký túc xá của trường, ở chung với các sinh viên quốc tế chính là môi trường rất tốt giúp cho du học sinh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới và cải thiện khả năng tiếng Anh. Chưa kể ký túc xá còn lo luôn chuyện ăn cho sinh viên nếu muốn, tuy giá khá đắt, khoảng gấp rưỡi so với bên ngoài nhưng sẽ đảm bảo hơn cho cuộc sống khi đi du học của bạn.

Bạn có thấy thú vị và hấp dẫn không nào? Chúc bạn tìm cho mình ngôi trường vừa ý để thực hiện ước ước du học Mỹ của mình.

Nguồn: HOPECO

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

 HOPECO – Du học Mỹ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bạn trẻ. Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng giảng dạy tuyệt vời, và cơ hội làm việc dành cho sinh viên sau khi học xong cũng khá hấp dẫn.
Du học Mỹ: Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Cũng giống như những nước khác, Mỹ luôn đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nhằm thu hút sinh viên và du học sinh quốc tế. trong chiến dịch phát triển này, Mỹ hiện mới công bố mở rộng danh sách các ngành học trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), các chương trình học này sẽ giúp sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện để tham gia các chương trình thực tập sau tốt nghiệp cũng như “các tùy chọn đào tạo thực tế” (hay còn gọi là Optional Practical Training- OPT)

Chương trình OPT giúp các du học sinh quốc tế tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng của Mỹ có thể ở lại tham gia làm việc thực tế tại đây trong thời gian khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, nến bạn tham gia các chương trình STEM nói trên, các bạn sinh viên có thể ở lại làm việc với thời gian là 17 tháng nếu bạn đáp ứng những yêu cầu như dưới đây:

• Chương trình mà bạn đang theo học để tham gia OPT phải ở mức độ từ cử nhân, thạc sỹ đến tiến sỹ trong các ngành của chương trình STEM.
• Công ty và tổ chức bạn mà bạn đang tìm kiếm việc làm có sử dụng các chương trình E-Verify
• Bạn chưa từng tham gia chương trình mở rộng 17 tháng của OPT trước đó.
Theo Cục nội bộ Mỹ (DHS) cho biết: “Những nỗ lực này cho thấy những nỗ lực của chính quyền Obama trong việc mở rộng các chính sách nhằm thu hút nhân tài từ các nước trên thế giới cũng như đảm bảo các sinh viên trong nước và quốc tế sẽ đáp ứng được các yêu cầu trong lĩnh vực mà học theo học để góp phần đóng góp cho đất nước của mình”.

Tổng cộng có đến 94 môn học đã được đưa vào danh sách này, bao gồm một số ngành kỹ thuật mới, kinh tế và các lĩnh vực khoa học máy tính - truyền thông thu hút sinh viên quốc tế.

Đây cũng là một trong những chính sách tích cực nhằm thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế suất xắc nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Đây cũng là 1 tin vui dành cho sinh viên quốc tế đang học tập tại Mỹ. Hy vọng trong tương lai sẽ còn có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ hấp dẫn dành cho sinh viên quốc tế tham gia học tập tại Mỹ. Chúng ta hãy chờ xem nhé!
                                                                                                                      
  Nguồn: HOPECO

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

SINH VIÊN MỸ ĐƯỢC SỬ DỤNG SMARTPHONE TRONG GIỜ HỌC

 Theo thông tin trên USNEWS vào ngày 19/6, Seton Hall University đang cấp các smartphones cho sinh viên mới nhập học. Mặc dù đối với đa số các giảng viên, việc sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học là một sự thiếu tập trung đáng phê bình, tuy nhiên, trường Seton Hall đã “đi ngược thời đại” bằng việc bật đèn xanh cho điện thoại di động trong giờ học.

Sinh viên Mỹ được sử dụng Smartphone trong giờ học

Kế hoạch này đã được Seton Hall University tại New Jersey bắt đầu vào kì định hướng mùa hè này. Những chiếc điện thoại Nokia Lumia 900 được trang bị một ứng dụng (app) giúp các tân sinh viên kết nối với những sinh viên khác, cùng những người có trách nhiệm hướng dẫn và văn phòng trường. Mục đích của phát kiến này là nhằm giúp kết nối sinh viên với nhà trường dù họ có đang ở trên khu học xá hay không.

Michael, một giáo sư kiêm chủ tịch Center for Mobile Research and Innovation (Trung tâm Nghiên cứu và Phát minh Điện thoại) cho hay: “Chúng tôi cần phải “chạm” được vào sinh viên và kết nối với họ”, và “chúng tôi muốn cung cấp một phương tiện luôn được nối kết và ở cạnh bên sinh viên, bất kể họ đang ở đâu”.

Sự tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại smartphone đã tăng nhanh trong các khu học xá Đại học. Trường Ball State đã công bố vào tháng hai một bản điều tra cho thấy tỉ lệ sử dụng điện thoại đã tăng từ 27% vào năm 2009 lên 69% vào năm 2012.

Denis Garbini, phó hiệu trưởng nhà trường đã dự kiến sẽ có khoảng 80% sinh viên sử dụng smartphone. Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên ở các trường khác nói không với phát kiến này.

John Baick, một giảng viên lịch sử tại Western New England University ở Massachusetts nói rằng thầy không hề cảm thấy khó chịu khi có sinh viên nào đó sử dụng điện thoại trong lớp, tuy nhiên nếu hiện tượng này được nhân rộng, giảng viên này e ngại thành tích học tập của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng: “Khi một sinh viên gửi cả tá tin nhắn trong một tiết học thì sinh viên đó gần như là vắng mặt trong lớp”. “Thật ra, tệ hơn nữa là khi sinh viên đó tin rằng anh ta vẫn đang có mặt trong lớp nhưng thực tế thì smartphone đã lấy đi sự tập trung của anh ta rồi”.

Giảng viên Taylor của trường Seton Hall cho rằng việc sử dụng điện thoại sẽ khiến người dùng mất đi sự tập trung và năng lực học tập, tuy nhiên thầy cũng nhìn thấy vai trò của điện thoại trong đời sống: “Chúng tôi đang rèn luyện sinh viên trở thành một người năng động trong một thế giới đang nhiều biến đổi liên tục, và công nghệ đóng vai trò to lớn trong sự thay đổi đó”.

Seton hall là ngôi trường “đầu tàu” cho tín hiệu này kể từ 2009, thầy Taylor luôn khuyến khích sinh viên sử dụng các tiện ích ngoài giờ lên lớp làm các câu chuyện kể bằng audio và video cũng như các điều tra, lưu trữ dữ liệu bằng smartphone.

Câu hỏi đặt ra là liệu những sinh viên được “hưởng” tín hiệu tích cực này có sử dụng công nghệ đúng cách để giúp họ trở nên năng động hơn cũng như nối kết hơn với môi trường học tập hay không?

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN NEW YORK

HOPECO – Du học Mỹ là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ và nếu được học tập tại New York thì không gì tuyệt vời bằng. New York được mệnh danh là “thành phố đại học” với nhiều trường đại học danh tiếng.

Học tập tại đây bạn sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm tuyệt vời với nhiều hoạt động thú vị. Cùng HOPECO tìm hiểu nhé!
Nếu bạn yêu thích thời trang và muốn mua sắm, bạn có thể nghía qua những địa điểm sau:
Columbus Circle

Columbus Circle

Nếu bạn là tín đồ của thời trang, bạn có thể dạo quanh khu phố buôn bán sầm uất Manhattan, nơi đây có trung tâm thương mại Columbus Circle rất nổi bật với những tòa nhà chọc trời, cấu trúc có sự phối hợp hài hòa giữa khu mua sắm và các nhà hàng ăn uống sang trọng. Hàng hóa tại đây đa dạng về mọi mẫu mã, nhãn hiệu và giá cả cũng rất hợp lí.
Đại lộ số 5

Đại lộ số 5

Đây chính là “thế giới thời trang” giúp bạn mua sắm bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào. Đại lộ số 5 luôn mời mọc bước chân của du khách với những nét kiến trúc độc đáo và hệ thống sầm uất của những cửa hàng thời trang sang trọng.
Staten Island Mall

Staten Island Mall

Tọa lạc tại quận Staten Island, New York, Staten Island Mall là một trung tâm mua sắm lớn. Du học sinh có thể đến đây bằng hệ thống xe buýt dày đặc, rất thuận tiện cho những bạn du học sinh mới qua chưa rành về đường xá New York. Bạn cũng sẽ mất thời gian để tham quan khoảng 200 gian hàng lớn nhỏ khác nhau và thưởng thức các món ăn đa dạng tại hơn 20 quán ăn theo nhiều phong cách ẩm thực khác nhau.
Nếu bạn đam mê du lịch thì khi đến New York bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nổi tiếng nhé!
Tượng nữ thần tự do
Đây cũng là một trong những biểu tượng của Mỹ. Tượng vị Nữ thần tay giơ cao bó đuốc thể hiện những khao khát tự do, dân chủ và biểu trưng cho ánh sáng văn minh của loài người. Bức tượng có chiều cao 93m, nặng 229 tấn và bên trong thân tượng có cầu thang xoáy chôn ốc, giúp du khách leo lên được vùng đầu của bức tượng.
Tòa nhà Empire State

Empire State

Đây là tòa nhà cao nhất thành phố New York - là một công trình kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ, nằm uy nghi giữa lòng New York rộng lớn như một niềm tự hào lớn lao của người dân Hoa Kỳ. Empire State Building được thiết kế theo phong cách Art Deco với phong cách hiện đại bao gồm 102 tầng. Đặc biệt tại tầng 86 của tòa nhà có đài quan sát ngoài trời lý tưởng nhất thế giới giúp bạn có thể ngắm nhìn bao quát khắp New York.
Vườn Bách thú Bronx

Bronx zoo

Hãy tới vườn bách thú lớn nhất Hoa Kỳ để ngắm nhìn những vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên từ dòng sông Bornx hiền hòa cho tới những loài động vật đa dạng với muôn vàn sắc màu rực rỡ. Tại đây bạn được biết đến 4.000 loài động vật và thú vị hơn khi ghé thăm rừng Congo Gorilla, bạn sẽ được tận mắt quan sát cuộc sống của các loài động vật như linh trưởng, sư tử biển và chim, ong. Chuyến đi dã ngoại của bạn chắc chắn sẽ hứa hẹn vô vàn kỷ niệm vui vẻ và đáng nhớ.
Metropolitan Museum of Art

Metropolitan Museum of Art

Tọa lạc đặt tại trung tâm Thành phố New York, Metropolitan Museum of Art là một trong những viện bảo tàng mỹ thuật lớn nhất của Hoa Kỳ. Nơi đây trưng bày rất nhiều các kiệt tác mỹ thuật thế giới nổi tiếng như: Đức mẹ với Chúa hài đồng và cây đàn của Raphael, Thần Vệ nữ và cây đàn của Titian, Phong cảnh Toledo của El Greco...và những bộ sưu tập lịch sử quý hiếm của Ai Cập, phương Đông… Rất thích hợp và lý tưởng cho những ai thích khám phá lịch sử nhân loại.
Công viên Central Park

Central Park

Bạn nên ghé thăm Central Park để tận hưởng cảm giác thoáng đãng, an lành trong một không gian thiên nhiên kỳ diệu nằm ngay giữa lòng đô thị nhộn nhịp và náo nức. Đến tham quan công viên, bạn có thể di dạo và ngắm cảnh cây, nước thanh tĩnh nơi đây để tạm gác lại bao bộn bề của cuộc sống. Vào mùa đông bạn có thể chơi trượt tuyết; mùa xuân, thu ngắm những đàn chim di cư và mùa hè bạn sẽ được đắm mình trong những hồ nước mát lạnh. Hãy tới để tận hưởng tất cả những điều thú vị ấy chỉ có tại Central Park.
Chúc bạn có một chuyến đi thật thành công và thú vị!


 Nguồn: HOPECO  

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

MỘT NỬA SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MỸ CÓ THỂ ĐÓNG CỬA VÀO NĂM 2020?

       Richard Lyons, Trưởng khoa Kinh tế thuộc Đại học California, Berkeley, mới đây đã đưa ra một dự báo khá sốc cho tương lai của các trường kinh tế tại Mỹ: "Một nửa số các trường kinh tế ở đất nước này có thể sẽ bị đóng cửa trong 5 - 10 năm nữa”.

 Một nửa số trường đại học kinh tế Mỹ có thể đóng cửa vào năm 2020?
Ảnh: David Aaron Troy/Getty Images.

Mối đe dọa đầu tiên đó là nhiều chương trình MBA(quản trị kinh doanh) hàng đầu sẽ bắt đầu cung cấp trực tuyến. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các trường kinh tế.

 Đối với hầu hết các trường kinh tế, sinh viên theo học bán thời gian và MBA trở thành một mục tiêu quan trọng. Các chương trình giảng dạy chuyên nghiệp của các trường đại học sẽ sớm phải cạnh tranh với những lựa chọn trực tuyến thay thế ưu tú hơn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.

Trừ những trường đã khẳng định được tên tuổi như trường kinh tế Harvard hay Wharton, thì những trường không mấy danh tiếng dễ bị tổn thương nhất khi xu hướng này xảy ra.

Khi những người mới đầy tiềm lực bắt đầu cung cấp MBA trực tuyến, rất nhanh chóng nhiều sinh viên sẽ rút khỏi các trường đại học để lựa chọn sự tiện lợi từ các chương trình giáo dục bán thời gian (giáo dục từ xa).

Nhiều trường đang chạy theo lợi ích kinh tế
Giáo dục bán thời gian và chương trình EMBA  là một giải pháp kinh tế hơn vì nó tốn ít tiền hơn các chương trình toàn thời gian. Giáo dục bán thời gian sẽ là lựa chọn của không ít những người thực sự có nhu cầu học nhưng bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý với các trường kinh tế.

“Công nghệ giáo dục có khả năng sẽ đặt yếu tố gần lên hàng đầu và lôi kéo sự tham gia của nhiều sinh viên thấy được lợi ích từ nó", ông Lyons nói.

Thực tế các trường đại học không công bố tổng số tiền để hoàn thành một khóa MBA, nhưng theo ước đoán của Richard Lyons nó ít nhất cũng bằng 75% học phí  trung bình của một sinh viên toàn thời gian tại một trường ưu tú. 

Trong khi đó, tham gia các chương trình giáp dục bán thời gian và chương trình EMBA, người học sẽ trả một mức học phí gần với giá trị thực hơn.

Lộ trình giáo dục trực tuyến đang được khởi động
Nếu các trường danh tiếng thu hút các sinh viên tốt nhất, thì các chương trình bán thời gian với danh tiếng ít hơn có thể trở không cần chọn lọc nhiều. Vì vây, nếu các trường đại học không có những cơ chế tốt khuyến khích sinh viên, họ sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ kinh doanh.

Một số trường đại học hàng đầu đã đưa ra chương trình MBA trực tuyến, một loạt các trường khác cũng học theo.
Giáo dục trực tuyến đang phát triển trên nền tảng các thành tựu của khoa học công nghệ và khi tính hợp pháp của nó ngày càng được công nhận thì các trường đại học lớn Wharton, Stanford và các trường liên kết cũng có khả năng cung cấp các chương trình học trực tuyến.

 Quá trình chuyển đổi khó khăn của các trường kinh tế
Chương trình MBA trực tuyến không bắt buộc sinh viên phải lựa chọn cơ sở học, Ash Soni, Phó hiệu trưởng trường kinh tế thuộc Đại học Indiana cho biết.

Kelley hiện xếp thứ 15 trong danh sách của Bloomberg Businessweek về các chương trình toàn thời gian và MBA trực tuyến. Trường thu hút sinh viên từ khắp nơi trên đất nước Mỹ, nhưng vẫn phải cạnh tranh  với các chương trình MBA được cung cấp bởi Đại học Bắc Carolina và một số trường kinh tế của bang Arizona.

Michael Desiderio, Giám đốc điều hành của Hội đồng điều hành MBA cho biết: Sự thay đổi đang đến, nhưng hội đồng của ông không hoảng loạn.

"Chúng tôi không nói đó là một mối đe dọa hay đây là kết thúc của chương trình giáo dục MBA. Nó chỉ kích thích một cuộc thảo luận: Làm thế nào để chúng ta thay đổi để thích ứng với những nhu cầu mới của người học?", ông nói.

Giáo dục trực tuyến chắc chắn sẽ đem lại nhiều lựa chọn cạnh tranh cho sinh viên. Vì một khi các trường danh tiếng cũng đào tạo trực tuyến, họ sẽ có nhiều lợi thế hơn các trường xếp hạng thấp hơn.

Trong khi chất lượng của các chương trình đào tạo trực tuyến đang là chủ đề được bàn cãi, nhiều trường đại học cũng phải đối mặt với lựa chọn đào tạo trực tuyến hay là không.

Khi trường kinh tế Villanova công bố một chương trình quản trị kinh doanh trực tuyến vào đầu năm nay, Hiệu trưởng Dean Patrick Maggitti cho biết: "Giáo dục trực tuyến là chiến lược thông minh cần được xem xét lựa chọn trong tình hình hiện nay".
                                                                        

HOPECO - Theo Bloomberg Businessweek

TOP NHỮNG TRƯỜNG Y CÓ TỈ LỆ GHI DANH CAO NHẤT

 HOPECO – Lựa chọn ngành y khi khi du học Mỹ là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về tỉ lệ chọi vào các trường y tại Mỹ để chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhé!


Du học Mỹ: Top những trường y có tỉ lệ ghi danh cao nhất

Theo thông tin từ trang US News, công bố 10 trường Y có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất giúp các bạn sinh viên Y tiềm năng thêm tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Những ngôi trường này có mục tiêu tăng đến 30% tỉ lệ ghi danh vào năm 2015 và mục đích của trường không phải là có thật nhiều sinh viên đăng ký mà còn phải thu hút được sinh viên ghi danh vào trường khi đã được trúng tuyển.

Đứng đầu ở bạng xếp hạng này là Center for Health Sciences at Oklahoma State University và University of Kansas Medical Center. Cả hai ngôi trường này có tỉ lệ sinh viên ghi danh tới 85,7% sau khi trúng tuyển vào năm 2011, tức là cứ trong 100 sinh viên đậu tuyển sẽ có khoảng 85 người quyết định “trụ” lại một trong hai trường này.

Trong đó Oklahoma State và Harvard Medical School vẫn còn là những cái tên khá mới trong danh sách những ngôi trường Y có uy tín nhất.

Trong một cuộc điều tra của Association of American Medical Colleges (Hiệp hội các trường Đại học Y khoa Hoa Kỳ), 52% các trường Y cho rằng ngân quỹ đóng vai trò quan trọng trong việc ghi danh và tình hình kinh tế có thể kìm hãm khả năng duy trì việc ghi danh.

University of Washington School of Medicine, ngôi trường có xếp hạng cao nhất, chỉ tăng thêm 3 sinh viên ghi danh vào năm 2011 so với năm 2010 và cũng giảm số sinh viên được chấp thuận khiến tỉ lệ ghi danh từ 79,4 % còn 76,8%. Harvard Medical School tăng đều đặn 165 sinh viên ghi danh.

Và dưới đây là danh sách cụ thể:
1.    Oklahoma State University Center for Health: 96/112 sinh viên
2.    University of Kansas Medical Center: 191/223 sinh viên
3.    University of New Mexico School of Medicine: 92/112 sinh viên
4.    University of Oklahoma College of Medicine: 165/207 sinh viên
5.    Medical University of South Carolina: 170/220 sinh viên
6.    Universify of Washington School of Medicine: 219/285 sinh viên
7.    University of North Dakota School of Medicine and Health Sciences: 62/81 sinh viên
8.    University of South Dakota Sanford School of Medicine: 54/71 sinh viên
9.    University of Nevada-Reno School of Medicine: 62/83 sinh viên
10.  Harvard Medical School: 165/223 sinh viên
                                                                                                

Nguồn:  HOPECO

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

TÌM HIỂU THÀNH PHỐ NEW YORK

 Thành phố New York là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ. New York có ảnh hưởng rất lớn không những đến tình hình thương mại, tài chính mà còn cả nền văn học, nghệ thuật của đất nước.


1. Địa lý và điều kiện tự nhiên:
New York là một bang ở vùng Middle Atlantic của Hoa Kỳ. Phía bắc New York giáp với 2 bang của Canada là Ontario và Quebec. Phía tây và tây bắc giáp hồ Erie và hồ Ontario. Phía tây nam giáp Pennsylvania. Phía nam giáp New Jersey và Đại Tây Dương. Phía đông giáp Connecticut, Massachusetts và Vermont.

Thành phố New York nằm trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, ở miền nam tiểu bang New York, khoảng nửa đường từ Washington, D.C. đến thành phố Boston. Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm và tạo ra mật độ dân số cao.

Du học Mỹ: Tìm hiểu thành phố New York

Diện tích mặt đất của thành phố được ước tính là khoảng 789 km² (304,8 dặm vuông Anh). Tổng diện tích thành phố là 1.214 km² (468,9 dặm vuông) trong đó mặt nước chiếm 425 km (2164,1 dặm vuông Anh) và 789 km² (hay 304,8 dặm vuông Anh) là mặt đất. Điểm cao nhất của thành phố là đồi Todt trên Đảo Staten cao 409,8 ft (124,9 mét) so với mặt biển. Đây cũng là điểm cao nhất ở vùng bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, tính từ phía nam tiểu bang Maine.

2. Khí hậu
Khí hậu New York nói chung là ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ -9 độ C ở vùng Adirondacks đến 1 độ C ở thành phố New York. Đến tháng 7, nhiệt độ trung bình là 19 độ C ở vùng Adirondacks và là 25 độ C ở thành phố New York.

3. Kinh tế
New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba “trung tâm tập quyền” kinh tế thế giới cùng với London và Tokyo. Thành phố là một trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc và nghệ thuật tại Hoa Kỳ. Vùng đô thị New York có tổng sản phẩm vùng đô thị được ước tính là 1,13 ngàn tỉ đô la Mỹ trong năm 2005, khiến nó trở thành nền kinh tế vùng lớn nhất Hoa Kỳ và theo tuần báo IT Week, nền kinh tế thành phố lớn thứ hai trên thế giới. Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới tính đến cuối năm 2008, khiến nó trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới.

Du học Mỹ: Tìm hiểu thành phố New York

Những thành phố cảng quan trọng ở đây như thành phố New York, Buffalo và Albany là nơi hoạt động chính của ngành ngoại thương Hoa Kỳ. Rất nhiều hãng công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đã đặt trụ sở tại đây, mà phần lớn là ở Manhattan thuộc thành phố New York. Ở đây có phố Wall vốn nổi tiếng là trung tâm kinh tế của cả thế giới. Ngay cả những thành phố lân cận cũng có nguồn lực kinh tế dồi dào. Những tập đoàn kinh tế lớn, khi kết hợp với các công ty bảo hiểm và các công ty bất động sản có thể mang lại đến 1/3 tổng ngân sách toàn bang. Bên cạnh đó là những ngành cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bang như dịch vụ, thương mại và sản xuất công nghiệp.

Du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng đối với Thành phố New York. Những điểm đến chính của thành phố có thể kể tới Tòa nhà Empire State, Đảo Ellis, sân khấu kịch Broadway, các bảo tàng như Metropolitan Museum of Art, cùng các địa điểm hấp dẫn khác như Công viên Trung tâm, Công viên Washington Square, Trung tâm Rockefeller, Quảng trường Thời đại, Vườn thú Bronx, Vườn thực vật New York hay khu mua sắm sang trọng dọc theo Đại lộ số 5 và Đại lộ Madison, các sự kiện như Diễu hành Lễ hội Halloween ở Làng Greenwich, Liên hoan phim Tribeca, và những buổi trình diễn miễn phí trong Công viên Trung tâm. Tượng Nữ thần Tự do là một nơi chính hấp dẫn du khách và là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ.

4. Giáo dục:

Hệ thống trường công của thành phố do Sở Giáo dục Thành phố New York điều hành là hệ thống lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 1,1 triệu học sinh được dạy trong trên 1.200 trường trung và tiểu học. Có khoảng 900 trường, gồm cả tôn giáo và ngoài tôn giáo, tư thục khác trong thành phố, trong đó có một số trường tư thục nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.

Du học Mỹ: Tìm hiểu thành phố New York

Giáo dục công cộng sau trung học do hệ thống Đại học Thành phố New York (City University of New York, một hệ thống đại học công lớn thứ ba toàn quốc) và Viện Kỹ thuật Thời trang (Fashion Institute of Technology) thuộc Đại học Tiểu bang New York đảm trách. Thành phố New York cũng là nơi có những trường đại học tư danh tiếng như: Đại học Barnard, Đại học Columbia, Cooper Union, Đại học Fordham, Đại học New York, The New School và Đại học Yeshiva. Thành phố có hàng tá các đại học và cao đẳng tư nhỏ hơn, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện khác như Đại học St. John, Trường Juilliard, Trường Nghệ thuật Thị giác (School of Visual Arts).

Thành phố New York có số lượng bằng cấp sau đại học khoa đời sống nhiều nhất, được trao hàng năm tại Hoa Kỳ. Thành phố có 40.000 bác sĩ có bằng hành nghề và 127 người đoạt giải Nobel có nguồn gốc tốt nghiệp từ các học viện địa phương.

Thành phố New York cũng có nhiều trường tư thục đặc biệt và xuất sắc nhất trên toàn quốc. Các trường này gồm có Trường Brearley, Trường Dalton, Trường Spence, Trường Browning, Trường The Chapin, Trường Nightingale-Bamford và Convent of the Sacred Heart nằm phía đông Thượng Manhattan; Trường Collegiate and Trường Trinity nằm phía tây Thượng Manhattan; Trường Horace Mann, Trường Văn hóa Đạo đức Fieldston và Trường Riverdale Country trong khu Riverdale, Bronx; và Học viện Packer Collegiate và Trường Saint Ann trong khu Brooklyn Heights, Brooklyn.

Du học Mỹ: Tìm hiểu thành phố New York

Một số trường trung học nổi tiếng của Thành phố New York, thường được xem là tốt nhất toàn quốc, gồm có: Trung học Hunter College, Trung học Stuyvesant, Trung học Khoa học Bronx, Trung học Kỹ thuật Brooklyn, Bard High School Early College, Trung học Townsend Harris và Trung học LaGuardia.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để có sự lựa chọn chuẩn xác nhất! Nếu có những thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp về vấn đề du học, hãy liên hệ ngay với HOPECO. Công ty tư vấn du học Mỹ uy tín HOPECO cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tình sẽ giúp bạn du học Mỹ giá rẻ từ A – Z bao gồm tất cả các khâu như: chọn trường, chọn ngành, thủ tục nhập học, thủ tục xin visa du học Mỹ

 Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐÀO TẠO HY VỌNG (HOPECO)
12 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: (08) 35 173 345 – 35 173 678
Fax: (08) 35 173 111